XIN CHÀO QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN THĂM WEBISITE THÔN SỒI CẦU- XÃ THÁI HỌC - HUYỆN BÌNH GIANG - TỈNH HẢI DƯƠNG CỦA CHÚNG TÔI

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

TIN TỨC LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG

***
LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG SỒI CẦU (544 - 2015)

Làng Lỗi Dương - Tổng Bình An - Huyện Lăng An - Huyện Bình Giang - Phủ Thượng Hồng- Trấn Hải Dương, nay là thôn Sồi Cầu - Xã Thái Học - Huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương.
Hàng năm cứ 24/9 âm lịch hàng năm tổ chức hội làng, tế lễ tại Đình làng, tưởng nhớ nhị vị Thành Hoàng - Lưỡng Tướng Quân, văn võ song toàn, các ngài có công, tiêu diệt giặc Chiêm Thành, đời  Lý  Vua Lý Nam Đế (544 - 548)  có săc phong Thượng Đẳng Thần. 
a/ Hiện Ngài là tướng dẹp giặc, tên thường là: Trần Chung Công, tên húy là: Cảnh Chung. Đại Nương và một vị Âm Thần tên gọi thường là: Đinh Thị Quế, -  tên húy là Nạn – Phúc – Tôn – Linh, phu nhân công chúa.
b/ Bố Ngài là Trần Công - húy Chí, tuổi đã ngoài ba tuần chưa sinh trai gái gì. Vợ chồng cùng than rằng: Trời cao đất dày nhà ta tích thiện đã lâu, sao mà muộn mằn con trai thế vậy. Liền lập đàn cầu tự, đến nửa đêm hôm ấy. Có một ông đầu bạc đem cho vợ chồng một mảnh Ngọc Tỉ, và bài thơ rằng:
         

        

       

         

Phiên âm
“ Ngọc Tế Thiên Thượng hứa trản gia,
Vạn cổ lưu phương đối hải hà,
Giáp Tý chi niên sinh quí tử,
Ức niên hưởng lộc mộc ân ba”
Dịch nghĩa:
Trên trời ban vợ chồng viên Ngọc chén Ngọc rất quí,
Nghìn xưa thơm ngát lưu giữ đối với sông biển
Năm Giáp Tý cho sinh con trai quý giá
Mười vạn năm hưởng tinh hoa phúc lộc vinh
    -Song rồi có một tiếng sấm rất to, vợ chồng tỉnh lại, mới biết là Thần báo mộng. Đến giờ Ngọ - Mười Tư, Tháng Hai, năm Giáp Tý, thì mẹ Ngài là: bà Thị Phương, sinh ra Ngài, người rất thanh tú, diện mạo như hoa mới nở, trên chán có 7 nốt ruồi, bố Ngài đặt tên Ngài là : Chung Công. Năm 12 tuổi thụ nghiệp ông Nguyễn Minh Công, mới được một năm. Văn chương Ngài rất tinh thông, kinh sử bách gia đều nhằn hiểu cả. Về làng cho là bậc Thiên Thánh giáng trần, thần đồng xuất thế, không ngờ đến mồng 5 tháng 8 thì cha Ngài tạ thế, Ngài để tang ba năm xong. Bỗng nghe cơ sở của vua Nam đế, húy Mạo Triều – Nhà Lý có hịch kén các người tài giỏi cho làm tướng, đánh giặc Ai Lao, Ngài xin với mẹ để ra giúp nước. Mẹ Ngài cũng bằng lòng, Ngài liền vào yết kiến Vua Nhà Lý, vua nhà Lý cho thi Tài, khen là văn võ kiêm toàn, phong cho Ngài làm Đại Tướng quân, giao cho Ngài một cai lính quân thần lộ, và 8 vạn quân; nghìn chiến thuyền, dặn Ngài rằng: Nay trong nước có giặc Ai Lao, người thay ta đi đánh một trận, được thua thế nào sẽ tâu cho biết, Ngài lĩnh quân thuyền đi đến núi Yên Phụ thuộc trang Kim Tuyến, huyện Hiệp Sơn; phủ Kinh Môn, bỗng gặp một người con gái là bà Đinh Thi Quế, tự sưng là Hoàng Gia miêu duệ hình dáng yểu điệu, diện mạo phương phi, dung công ngôn hạnh, phụ đức hiền hào, đọc thơ rằng:
             

             

            

              

            

Phiên âm
“ Nhân sinh nữ chinh hữu phu thê
Khởi giáng nhân gian thủy hữu huề
Sinh tử nhĩ đồng giai nhất hạn
Lưu danh như tại hải sơn tề
Xin kết làm phu phụ với Ngài”

Dịch nghĩa
Sinh người con gái đánh giặc, thần giúp đỡ nên chồng vợ
Người bắt đầu khó khăn, có thần sa xuống dẫn dắt giúp đỡ.
Sống chết đau đớn, đến gần cả hai cùng nhau là một
Danh tiếng còn lưu lại ở văn tự cùng núi biển. 
  
Ngài có trả lời rằng:
“Nay Vua sai đi đánh giặc tiếp
Có thể cùng ta đi đánh giặc
Thì sẽ kết duyên làm vợ chồng”
Nói xong Ngài rồi liền sai đóng quân lại nghỉ đến nửa đêm, Ngài mộng thấy mọi người con gái hình dáng cũng như lúc ban ngày quỳ xuống bên hữu tâu rằng: “Tôi là Đinh Thị Quế dòng dõi vua nhà Đinh, quán tại: xã Kim Tuyền, trời sai xuống giúp nước, để sánh ngôi chí tôn làm mẫu ghi trong thiên hạ, may gặp quan tướng quân xin cùng đi đánh giặc, nói vừa rất lời thì Ngài tỉnh giấc mộng, biết là thần nhân ứng báo, đến sáng ngày Ngài liền triệu bà Đinh Thị Quế, cùng đi đánh giặc kéo đến sông Bạch Đằng. Bà Đinh Thị Quế mặc y phục đàn ông tàng hình nam tướng, làm tiền phong đem quân đến chỗ giặc đóng, thủy bộ  hai bên cùng đánh giặc liền tan. Ngài cùng bà Đinh Thị Quế, thu quân về bản quán tức xã Lỗi Dương lúc bấy giờ. Mở tiệc yến riêng khao thưởng, quân sĩ, và mời phụ lão dân làng ra thị yến. Vừa xong chưa kịp về chầu vua nhà Lý, giữa ngày 24 tháng 9 bỗng đâu nổi một cơn mưa, gió to tát sấm chớp ù ù, Ngài cùng bà Đinh Thị Quế, đều hóa. Đến lúc tạnh mưa dân làng ra xem chỗ yến ẩm đã thấy mối xông, phong thành mộ lớn, dân làng lấy làm lạ, làm biểu tâu Vua nhà Lý. Vừa khen là kẻ công thần rất có công lao với nước, trung nghĩa thờ Vua, liền sai sứ thần đệ sắc gia phong Ngài là: Đương cảnh Thành Hoàng, Cảnh Chung Thượng Đẳng Thần. Phong bà Đinh Thị Quế là: Vạn Phúc Tôn Linh -  phu nhân công chúa, cho 8 trăm quan tiền công, bắt dân phải lập đền chỗ hóa để phụng sự. Hiện nay là Đình làng bây giờ.
     *Sự tích Ngài có sách sao, có Sắc Phong từ đời vua Lý Nam Đế, nhà Lý phong: Thượng Đẳng Phúc Thần.
      - Đồng thời có bà Đinh Thị Quế, giúp Ngài đánh giặc Ai Lao, cùng hóa với Ngài đều có Sắc Phong phụng sự.
      * Khi Ngài còn sống, chưa làm Thành Hoàng,
    - Trước khi thờ Ngài làng chưa thờ vị thần Thành Hoàng nào cả.
    -Không có làng nào thờ Ngài và không giao hiếu với làng nào cả.
    - Thờ Ngài thì thờ bài vị, và ngai
    - Thờ Ngài thì thờ tại Đình, nguyên chỗ ấy là Lăng Ngài hóa.
    - Chỗ Lăng Ngài, bây giờ làm thành Đình để thờ

       * Ngoài việc để quanh năm thờ cúng ra, thì nơi ấy không làm gì cả. Đệ niên theo sự tích, cứ lễ ngày 14 tháng 2 là ngày sinh nhật Ngài, ngày 24 tháng 9 là ngày hóa. Theo tiết cúng tế, thì ngày 11 tháng riêng, ngày rằm tháng 8, cùng các ngày vào đám, ngày sôi mới.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét